Bài viết

Nâng mũi S-Line

08/09/2017 11:28

Nằm ở trung tâm của khuôn mặt, mũi là cấu trúc có vai trò quan trọng trong việc tạo nên dáng vẻ của khuôn mặt. Dáng mũi chuẩn sẽ tạo nên sự cân đối, hài hoà và vẻ thanh thoát cho toàn khuôn mặt.

Mỗi chủng tộc có một hình dáng mũi đặc trưng, nét đặc trưng này lại thay đổi ở từng người, từng giới. Do vậy, quan niệm về mũi đẹp cũng khác nhau tuỳ theo chủng tộc, giới. Và một cái mũi thật sự gọi là đẹp còn phải hài hoà với tổng thể khuôn mặt.

Đối với nữ, mũi đẹp khi có hình dáng thanh tú, sống mũi cao, có độ võng chuẩn, mềm mại, có chóp và hai cánh mũi thon gọn, lỗ nhỏ, khoảng cách hai cánh mũi đến trụ mũi phải cân đối, dáng mũi hài hoà và góp phần tôn lên các đường nét trên khuôn mặt.

Đối với nam giới, mũi đẹp khi có dáng mũi cao, mạnh mẽ, có hình dáng thon chạy dài từ gốc mũi đến đầu mũi, đầu mũi không thấp, lổ mũi phải nhỏ gọn, chân gốc mũi là khoảng cách giữa hai khóe mắt không được xa nhau và đặc biệt khác nữ giới là mũi nam phải dầy hơn và thẳng hơn.

Mũi S-line là mũi có dáng thanh tú, sống mũi cao nhưng có độ võng mềm mại, đẹp tự nhiên, còn được gọi là mũi dọc dừa. Như vậy, nói đến mũi S- line là nói đến dáng mũi đẹp tự nhiên chứ không phải là phương pháp nâng mũi. Để tạo hình mũi S-line, L-line thì có nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo đặc điểm của mũi trước đó nhưng đều phải dựa trên nguyên tắc chung là phải tôn trọng cấu trúc giải phẫu, đảm bảo được sự toàn vẹn của các thành phần kết cấu nên mũi và kết quả đạt được lâu dài.

1.    Đối với mũi thấp nhưng dáng thon gọn, đầu mũi cao, mũi không ngắn, không hếch: Chỉ cần nâng phần trên sống mũi bằng các vật liệu nhân tạo (thanh silicone, gortex…) hoặc tự thân (sụn sườn, sụn tai..).

2.    Đối với mũi thấp nhưng dáng thon gọn, đầu mũi thấp nhưng không bè, mũi ngắn hoặc hếch nhẹ => Nâng sống mũi kết hợp với tạo hình đầu mũi bằng sụn vành tai (xin đọc thêm ở bài nâng mũi bọc sụn), hoặc nâng mũi cấu trúc (xin đọc thêm ở bài nâng mũi cấu trúc).

3.    Đối với mũi thấp, đầu mũi cao không ngắn, không hếch nhưng to thô => Nâng phần trên sống mũi, thu nhỏ đầu mũi.

4.    Đối với mũi thấp, đầu mũi thô ngắn và / hoặc hếch: Nâng phần trên sống mũi, thu nhỏ đầu mũi, kéo dài mũi và tạo độ nhô cho chóp mũi bằng các sử dụng sụn vách ngăn hoặc sụn sườn có thể phối hợp thêm sụn vành tai => Nâng mũi cấu trúc.

5.    Đối với mũi thấp, đầu mũi thấp bè có ngắn hếch hoặc không => Nâng phần trên mũi bằng thanh silicone hoặc sụn sườn, tạo hình đầu mũi và trụ mũi bằng vật liệu thay thế hoặc sụn sườn kết hợp với sụn vành tai  => Nâng mũi cấu trúc.

6.    Đối với mũi thấp nhưng dáng mũi thon gọn, đầu mũi ngắn, hếch => Nâng mũi cấu trúc (xin đọc thêm ở bài nâng mũi cấu trúc, sửa mũi hếch ngắn).

7.    Đối với mũi gồ nhưng dáng thon gọn, không ngắn, không hếch, đầu mũi cao: Chỉnh phần gồ của mũi (xin đọc bài sửa mũi gồ)

8.    Đối với mũi gồ, đầu mũi thấp, khoằm: Chỉnh phần gồ (bào hoặc cắt), tạo hình trụ mũi đầu mũi bằng sụn vách ngăn hoặc sụn sườn => Nâng mũi cấu trúc

9.    Đối với trường hợp mũi thọn gọn nhưng đầu mũi dài quá mức (mũi khoằm) => Thu ngắn đuôi sụn vách ngăn và/ hoặc sụn cánh mũi, thu ngắn màng sụn vách ngăn, khâu đính trụ trong sụn cánh mũi vào sụn vách ngăn.

10.    Đối với trường hợp sống mũi cao bình thường nhưng đầu mũi thấp tạo nên hình ảnh mũi gồ giả tạo => Nâng cao phần đầu mũi bằng ghép sụn vách ngăn hoặc sụn sườn để gia cố trụ mũi và bọc thêm sụn vành tai ở đầu mũi (nâng mũi cấu trúc).

11.    Đối với các trường hợp có xương mũi rộng (mũi to bè): Cần cắt dời xương 2 bên.

12.    Đối với các trường hợp lệch, vẹo, lộ sống nhân tạo, co rút đầu mũi, đỏ da => Nên phẫu thuật lại bằng phương pháp nâng mũi cấu trúc

13.    Đối với các trường hợp vẹo vách ngăn kèm theo thì có thể phối hợp nâng mũi và chỉnh vẹo vách ngăn cùng lúc. Cần lưu ý đối với các trường hợp có vẹo vách ngăn, vách ngăn yếu thì không nên sử dụng một phần vách ngăn để chống trụ mũi để tránh nguy cơ mũi sụp về sau. Trong trường hợp này nên thay thế việc sử dụng sụn vách ngăn bằng sụn sườn.

14.    Đối với các trường hợp biến dạng mũi do phẫu thuật, hoặc chấn thương, hoặc do di chứng sức môi hở hàm ếch… => nâng, sửa mũi cấu trúc.

15.    Đối với các trường hợp có cánh mũi rộng kết hợp thì cần thu hẹp cánh mũi.

16.    Đối với các trường hợp có da mỏng thì cần sử dụng thêm cân cơ thái dương hoặc Alloderm, Megaderm để tạo được mũi tự nhiên

17.    Đối với các trường hợp co rút cánh mũi, khuyết cánh mũi => tạo hình bằng ghép sụn.

18.    Đối với các trường hợp biến dạng lỗ mũi, mất cân xứng lỗ mũi => tạo hình lỗ mũi bằng ghép bổ sung sụn để gia cố sự vững chắc cho sụn cánh mũi và/hoặc cắt chỉnh cánh mũi, nền mũi.

19.    Đối với các trường hợp yếu, vẹo, biến dạng trụ mũi => Tạo hình trụ mũi bằng ghép sụn (sụn sườn, vật liệu thay thế)

Tóm lạị, nâng mũi không phải là phẫu thuật đơn giản. Tuỳ hình dáng mũi, tình trạng mũi để lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Để có được mũi đẹp hài hoà với khuôn mặt cần phải có cặp mắt thẩm mỹ, sự tinh tế và bàn tay khéo léo của Bác sĩ phẫu thuật.                                           

Thạc Sĩ – Bác Sĩ Nguyễn Văn Phùng
TRUNG TÂM THẨM MỸ - TẠO HÌNH - NHA KHOA THẾ GIỚI ĐẸP
0902 727 138 - 0939 691 999 - 0938 527 888
Fanpage: www.facebook.com/noisacdeptaisinh/ 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin chính xác để chúng tôi có thể liên lạc được với quý khách sớm nhất có thể. Lưu ý hãy điền thông tin lịch hẹn mong muốn của quý khách.